Most Recent

căn hộ new galaxy nha trang hưng thinh
Căn hộ New Galaxy Nha trang dự án tiếp nối thành công của dòng sản phẩm New Galaxy từ Hưng Thịnh land, căn hộ sở hửu lâu dài bên vịnh ngọc thơ mông, New Galaxy Nha Trang được kiến tạo với vẽ đẹp đầy kiêu hãnh, đem đến cuộc sống thịnh vượng cùng những trại nghiệm an cư như nghĩ dưỡng mỗi ngày, xứng đáng nằm trong bộ sưu tậm second home đẵng cấp của cộng đồng dân cư thành đạt.

Phối cảnh căn hộ New Galaxy Nha Trang nhìn từ hướng biển


Nha Trang bừng sáng vịnh ngọn Phồn Hoa - Nằm trong tóp 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới và tóp 3 thành phố đáng sống Nhất Viện Nam, phố biển Nha Trang nhận được nhiều ưu ái thiên nhiên với cảnh sắc tuyệt mỹ và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch mạnh mẽ. Với định hướng là dô thị duy lịch biển quốc gia và quốc tế, bước đầu trở thành một thành phố thương mại tài chính tầm vóc khu vực Đông Nam Á trong tương lai, Nha Trang chính là lựa chọn an cư lý tưởng và đâu tư gia tăng giá trị dài lâu.

Vịnh Ngọc Nha Trang


I. TỔNG QUAN DỰ AN NEW GALAXY NHA TRANG

Dự án căn hộ New galaxy Nha Trang là căn hộ nghĩ dưỡng cao cấp nhất và có quy mô và quy hoạch bài bản và lớn nhất tại thành Phố Biển Nha Trang sở hữu nhiều tiện ích cao cấp từ bến du thuyền, cảng biển ... dự án thuộc chủ đầu tư Hưng Thịnh Land đơn vị trực thuộc tập đoàn Hưng Thinh, một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam.

 Chủ đầu tư: Hưng Thịnh Land.

 Đơn Vị xây dựng: Hưng Thịnh Incons

Đơn vị phân Phối: Công ty cổ phần Propertyx

Vị trí: Khu đô Thị An Viên, Phường Vĩnh Trường, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng diện tích dự án: 19.562m2

Mật độ xây dựng: 40% 

Pháp Lý: sổ hồng sở hửu lâu dài.

Hệ thống an ninh 24/24.

Tiêu chuẩn Căn hộ: New Galaxy Nha Trang được thiết kế theo tiêu chuẩn căn hộ cao cấp.

Quy mô dự án: 5 block với tiện ích cao cấp ngay tại dự án, như hệ thống cây xanh 3 tầng, 2 hồ bơi skyview rộng hơn 700m2, siêu thị, Shophouse kinh doanh, sân tennis, nhà trẻ, GYM, BBQ, Clubhous....

Diện tích căn Hộ: căn studio loại 35m2 sổ hồng sở hửu lâu dài. căn 1PN 50m2, căn  2PN: 62m2 – 69m2, căn 3PN: 90m2- 93m2.

Booking 50 triệu/căn Hotline: 0902 68 7890

hãy đăng ký ngay để booking căn đẹp giá ưu đãi nhất trong ngày.


Ngân hàng cho vay dự án: Mbank và Tpbank




II. VỊ TRÍ DỰ ÁN CĂN HỘ NEW GALAXY NHA TRANG

Địa thế lục giác kim cương ỷ sơn hướng hải - Vị trí New Galaxy Nha Trang tọa lạc ngay trái tim khu đô thị An viên, nơi được quy hoạch là đô thị du lịch giải trí đặc thù " thương mại Nghĩ dưỡng cao cấp" của TP.Nha Trang. Sở hữu khu đất hình kim cuơng với vị thế độc bản lưng tựa núi Cảnh Long, tầm nhìn hướng ra biển xanh và sông Cửa Bé hiền hòa, nơi đây mang đến đại cát, hanh thông và kết tinh vạn tài lọc cho gia chủ.



Không chỉ liên kết trực tiếp vơi cung đường tỷ đô Trần Phú và ngàn tiện ích của trung tâm phố biển,  vị trí dự án căn hộ New galaxy Nha Trang còn nằm trong giao điểm kết nối với đảo Hòn Tre và khu dân cư Hòn Rớ thông qua các cầu nối hiện đại trong tương lai. Từ đây cư dân chỉ mất vài phút để đến các địa danh nỗi tiếng nhất vịnh ngọc như: Vinpearl Nha Trang, bảo tàng Hải Dương Học, Dinh Bảo Đại, các đảo Hòn Miễu - Hòn tằm - Hòn Một - Hòn Mun... , đồng thời dễ dàng di chuyển đến cangr hàng không quốc tế Cam Ranh và kết nối liên tĩnh với hệ thống giao thông đồng bộ.

III. TIỆN ÍCH CĂN HỘ NEW GALAXY NHA TRANG

Từng đường nét trong lối kiến trúc vị nhân sinh tại khu căn hộ New galaxy Nha Trang được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu về không gian sống bảo vệ sức khỏe, là sự giao thoa hoàn hảo giữa tổ hợp tiện íc hiện đại và thiên nhiên xanh mát. Song song việc quy hoạch đa điểm kết nối cộng đồng với cung đường dạo bộ đan xen giúp tạo nên sự sinh động thì những khoảng riêng tư vẫn được đảm bảo tách biệt nhằm mang đến một môi trường sống an nhiên hiếm có cho quy chủ nhân.



Tiện ích Dự án căn hộ New Galaxy Nha Trang là sự sở hữu tổ hợp tiện ích trọn vẹn, chú trọng chăm sóc sức khỏe và hòa hợp với thiên nhiên đem lại sự thư thái và giúp tái tạo năng lượng với hệ thống hồ bơi, bể sục, khu vui chơi trẻ em, sân thể thao ngoài trời, vườn nướng BBQ và bãi tắm biệt lập... Ngoài ra, các tiện ích thương mai, du lịch, y tết, giáo dục, tài chính đa dạng trên vịnh ngọc đều  hiện hữu trong bán kính 5km sẻ góp phần gia tăng nhiều trải nghiệm cho cuộc sống tại New Galaxy Nha Trang.



IV. MẶT BẰNG CĂN HỘ NEW GALAXY NHA TRANG

Thiết kế New Galaxy Nha Trang mang từng đường nét nghệ thuật tôn quý trong kiến trúc giao thoa hoàng hảo với tiện ích hiện đại mang đến một kiệt tác xanh bên vịnh ngọc


thiết kế tổng quan căn hộ New Galaxy Nha Trang

Mặt bằng Tầng thương mai New Galaxy Nha trang

Mặt bằng Tầng 2 thương mai New Galaxy Nha trang

Mặt bằng Tầng 3 block the art căn hộ New Galaxy Nha trang

Mặt bằng Tầng điển hình block the art căn hộ New Galaxy Nha trang

Mặt bằng Tầng 3 block the lux căn hộ New Galaxy Nha trang

Mặt bằng Tầng điển hình block the lux căn hộ New Galaxy Nha trang

Đăng ký ngay để nhận thông tin đầy đủ và chính xác nhất về dự án chung cư New Galaxy Nha Trang


V. CĂN HÔ MẪU NEW GALAXY NHA TRANG

Căn hộ mẫu New Galaxy Nha Trang có thiết kế hiện đại  giúp đối lưu không khí, các toàn tháp có tầm nhìn rộng mở giúp tối ưu ánh sáng và gióa biển trong lành cho mỗi căn hộ. Đặc biệt, lối bài trí mang phong cách trẻ trung, năng động giao thoa với những màng màu tinh tế giúp toát lên vẽ đẹp hiện đại và sang trọng cho không gian sống.





Một số hình ảnh thực tế căn hộ mẫu New Galaxy Nha trang


Hình ảnh thực tế tại căn hộ mẫu 1PN dự án căn hộ New Galaxy Nha Trang


VI. TIẾN ĐỘ VÀ LỊCH THANH TOÁN

tiến độ thanh toán Căn hộ New Galaxy Nha Trang cũng những dự án của tập đoàn Hưng Thinh đã triển khai luôn tạo cho khách hàng mua ở cũng như mua đầu tư một phương thức thanh toán linh hoạt tốt nhất có thể, trong đó việc Hưng Thịnh đã ký kết với các ngân hàng lớn cho vay dự án để khách hàng được chủ động nguồn vốn và thuận tiện cho việc mua trả góp một căn hộ để tạo lập một không gian sống cho tương lai của gia đình. ngân hàng cho vay lên đến 70% và thời gian vay lên đến 30- 35 năm. trong đó có gói vay ưu đãi mua nôi thất căn hộ lên đến 500tr và gói vay sửa chửa mua xe lên đến 1 tỷ.

xin mời quý khách tham khảo tiến độ thanh toán mẫu của tập đoàn



VI. SÀN GIAO DỊCH CĂN HỘ NEW GALAXY NHA TRANG

Booking 50 triệu/căn Hotline: 0902 68 7890

hãy đăng ký ngay để booking căn đẹp giá ưu đãi nhất trong ngày.


CAM KẾT VỊ TRÍ ĐẸP NHẤT VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TỐT NHẤT CHO KHÁCH HÀNG

DANH SÁCH CÁC SÀN GIAO DỊCH HƯNG THỊNH - PROPERTYX

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Nguyễn Chí Thanh


Địa chỉ : 526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP HCM

Điện thoại Hotline: 0902 68 7890

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Phú Nhuận


Địa chỉ : 163 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP HCM

Điện thoại Hotline: 0902 68 7890

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Phạm Viết Chánh

Địa chỉ : 1A Phạm Viết Chánh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP HCM

Điện thoại Hotline: 0902 68 7890

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Hàng Xanh


Địa chỉ : 527 Điện Biên Phủ, P. 25, Q.Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại Hotline: 0902 68 7890

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Tân Sơn Nhất


Địa chỉ : 45 Hoàng Việt, P.4, Q.Tân Bình, TP HCM

Điện thoại Hotline: 0902 68 7890

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Vũng Tàu


Địa chỉ : 120 Hoàng Hoa Thám, Phường 2, TP Vũng Tàu
Điện thoại Hotline: 0902 68 7890

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Hà Nội

Sàn giao dịch Hưng Thịnh  Nha Trang

Sàn giao dịch Hưng Thịnh  Quy Nhơn

Sàn giao dịch Hưng Thịnh Bình Dương

VIII. VI SAO CHÚNG TÔI KHUYÊN BẠN NÊN MUA CĂN HỘ NEW GALAXY NHA TRANG

Thứ 1: tại New Galaxy Nha Trang bạn sẻ có một không gian sống trong lành, đẵng cấp và đầy đủ tiện nghi ngay tại dự án căn hộ New Galaxy Nha Trang.

Thứ 2 : bạn và con bạn có một tương lai rạng rở hơn bởi được sống trong một khu dân cư văn minh và đẵng cấp tại New Galaxy Nha Trang.

Thứ 3: bạn cho con bạn tiếp bước tương lai từ những trường Đại Học, cũng như giao lưu quốc tế ngay chính TP. Nha Trang.

Thứ 4: TP. Nha Trang là tóp đầu thành phố du lịch biển ở Việt Nam, tóp 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Tóp 3 thành phố đang sống Nhất Việt Nam.

Thứ 5: giao thông thuận lợi để bạn di chuyển dể dàng vào lòng thành phố cung như các tĩnh lân cận.

Thứ 6: New Galaxy Quy Nhơn sở hửu một vị trí đắc địa nhất tại khu Lấn biển An viên một khu vực phát triển và cơ sở hạ tầng hoàn thiện bên bờ biển ngọc.

Thứ 7: Giá căn hộ New Galaxy Nha trang là hợp lý nhất tại khu vực chỉ khoảng 60triệu/m2. tương đương căn hộ giá từ 2.5tỷ/căn triệu đến 3.6 tỷ/căn.

Thứ 8: Một bước chân chạm ngàn tiện ích, từ siêu thị, trường học,đến công viên, hồ bơi, bãi biển, cáp treo, bến du thuyền... chỉ cách dự án chưa đến 1km.

Thứ 9: Thời điểm đầu tư, khi dịch bệnh hoành hành thì các dự án thường mở bán giá tốt hơn là lúc bình thường.

Thứ 10 : Thiết kế chung cư New Galaxy Nha trang luôn mang Biểu tượng Sang trọng, Đẳng Cấp, Tiến độ Thanh toán Linh Hoạt chỉ 15/ tháng.

Thứ 11: Pháp Lý dự án khi cả Nước vướng vào thủ tục cấp phép dự án mới, thì nguồn cung căn hộ ở Nha trang cũng như nhiều tỉnh thành trở nên khan hiếm, Người Mua nhà ở và các Nhà đầu tư đang khao khát các dự án để đầu tư.

Thứ 12: Chủ đầu tư Uy Tín tập đoàn Hưng Thịnh với thương hiệu phát triển 20 năm và với hơn 100 dự án đã và đang xây dựng tạo nên 1 thương hiệu lớn trên thị trường.

Thứ 13: Vị thế được khẳng định ; Với những Dự án của Tập Đoàn Hưng Thịnh Đã đầu tư tại khu đô thị bắc Bán Đảo Cam Ranh thành công ngoài mong đợi.

Thứ 14: Những Dự Án của tập đoàn Hưng Thịnh Đầu tư đã gây được tiếng vang lớn cho các nhà đầu tư, mua 1 lời 10 là sự thật hiển nhiên tại khu đô thị Goldenbay.

Thứ 15: Ngân Hàng Mbank và Tpbank hổ trợ cho vay chung cư New Galaxy Nha Trang tới 70% giá trị căn hộ và gói nội thất lên đến 1 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cực khủng.

Thứ 16: Đội Ngũ Sale chuyên nghiệp và đông đảo của Tập Đoàn Hưng Thịnh với hơn 2.500 thành viên và dự kiến lên tới 3.000 thành viên sẻ tạo nên một thị trường sôi động.

Thứ 17: TP.Nha Trang là trọng điểm liên kết vùng nỗi bật nhất khi các cao tốc cũng như hạ tầng giao thông như đường sắt, đường biển được mở rộng, cầu cảng đi vào hoạt động.

Thứ 18: Covid làm thay đổi xu hướng du lịch, làm cho ngành du lịch trở nên trong sạch mà lành mạnh, cũng như hướng đên 1 nền văn minh xanh.

VII. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CHỦ ĐẦU TƯ HƯNG THỊNH LAND

GIỚI THIỆU HƯNG THỊNH LAND



Công  ty  Cổ  phần  Hưng Thịnh Land (Hưng Thịnh Land) là thành viên nòng cốt song hành cùng Tập đoàn Hưng Thịnh phát triển thành công hàng loạt dự án bất động sản trong suốt nhiều năm qua, cung cấp ra thị trường hơn 50.000 sản phẩm, tạo dựng chốn an cư cho cộng đồng.

Năm 2019, Hưng Thịnh chính thức trở thành Tập Đoàn, mở rộng đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau với mong muốn đáp ứng nhiều nhu cầu hơn của khách hàng. Hưng Thịnh Land, theo đó đảm nhận và tập trung việc đầu tư, phát triển và kinh doanh toàn bộ hơn 100 dự án bất động sản, với quỹ đất trên 4.500 ha, mở ra một trang mới chuyên nghiệp hơn.

Hưng Thịnh Land với tiềm lực tài chính và nhân lực vững mạnh cùng việc kế thừa gần 20 năm kinh nghiệm, uy tín từ Tập đoàn Hưng Thịnh, chúng tôi đã sẵn sàng gia nhập Top những công ty đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam. Từ đó kiến tạo những sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; đồng thời định hướng chiến lược kinh doanh phát triển bền vững nhằm mang lại sự tin tưởng và hài lòng cao nhất cho Quý Đối tác và Khách hàng.

Kính chúc Quy Khách hàng Sức khỏe và Luôn thành đạt

hót hót tin tức Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021
Hé lộ về những tin vui triệu USD của "đại bàng" ở Việt Nam
Dân trí

Không ít doanh nghiệp đã và đang đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam, trong đó có những cái tên lớn như Samsung, Nestlé.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn

Nhận định về môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam, cho hay không riêng Samsung, các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng nhận định Việt Nam là một môi trường đầu tư hấp dẫn với nguồn dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư. Thông tin này được ông đưa ra tại tọa đàm trực tuyến về tác động, triển vọng dòng vốn FDI diễn ra chiều 27/9.

"Hiện có nhiều ảnh hưởng phát sinh do ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Nghị quyết 105 của Chính phủ là một tin vui với các nhà đầu tư nước ngoài", ông Choi Joo Ho chia sẻ.

CEO Samsung Việt Nam khẳng định, nếu Việt Nam thực hiện đồng thời biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, tăng cường các điều kiện thuận lợi để lưu thông sản xuất, duy trì mạng lưới cung ứng ổn định thì dự kiến đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được duy trì.

Hé lộ về những tin vui triệu USD của đại bàng ở Việt Nam  - 1

Tọa đàm Covid-19 và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tác động và triển vọng (Ảnh: Anh Phương).

Trong 6 tháng đầu năm nay, này vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu. Đại diện Samsung nhận định, nếu nhà máy tại TPHCM sớm hoạt động trở lại thì công ty sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra trong năm nay.

Hé lộ những khoản đầu tư của "đại bàng"

Thời gian qua, Samsung đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng ông Choi Joo Ho cho rằng, với sự tự tin tích lũy được sau khi khắc phục các khủng hoảng, cùng với sự tin tưởng vào Chính phủ Việt Nam, tập đoàn tiếp tục mở rộng đầu tư.

Đến nay, Samsung Việt Nam đã giải ngân toàn bộ vốn đầu tư được phê duyệt và sẽ tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất cho 6 nhà máy để đa dạng hóa các sản phẩm. Tập đoàn này cũng đang xây dựng tiếp trung tâm R&D quy mô hơn 220 triệu USD tại Hà Nội.

Nestlé Việt Nam cũng chịu không ít ảnh hưởng tới nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng và doanh thu bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Dù thế, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, khẳng định, tập đoàn vẫn nỗ lực để duy trì các hoạt động vì tầm nhìn lâu dài. Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, Việt Nam là trung tâm sản xuất của khu vực và toàn cầu. Do đó tập đoàn đã và đang tăng cường hoạt động kinh doanh tại đây.

"Cụ thể, chúng tôi đã thông báo một khoản đầu tư 132 triệu USD trong vòng 2 năm tới để cùng với các doanh nghiệp khác đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu của châu Á và khu vực châu Đại Dương", ông Binu Jacob thông tin. Việc này nhằm phục vụ tham vọng biến nhà máy tại Đồng Nai trở thành một trong những nhà máy xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chuyên cho các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.

Nỗ lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao

Nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn là điểm sáng trong việc thu hút FDI nhờ các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đúng đắn và kịp thời. Bắc Ninh cũng là tỉnh đầu tiên triển khai "3 tại chỗ" giúp các doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi sản xuất.

Tuy nhiên, để thu hút các FDI trong bối cảnh hiện nay, ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, chia sẻ, tỉnh lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI theo định hướng sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai. Thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh xác định thu hút đầu tư theo chủ trương "2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng". "2 ít" là sử dụng ít đất và ít sử dụng lao động. "3 cao" là suất vốn đầu tư cao, hiệu quả kinh tế cao, hàm lượng công nghệ cao.

Về "4 sẵn sàng", ông Tuấn thông tin, chủ trương này có ý nghĩa là tỉnh luôn sẵn sàng về mặt bằng, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ chế và ưu đãi về thuế, cuối cùng là sẵn sàng về hỗ trợ. Những định hướng này là để Bắc Ninh xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao.

Tính đến nay, Bắc Ninh đã thu hút dự án của 37 quốc gia, tổng số vốn FDI tỉnh thu hút được lên tới 20,4 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng thông tin về kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng, với mức tăng 4,4%. Cụ thể, tính đến ngày 20/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Về các con số cụ thể, bà Ngọc thông tin có 1.212 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 37,8%). Tuy vậy, tổng vốn đăng ký đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ 2020. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD (tăng 25,6% so với cùng kỳ 2020). Dù vậy, lượt vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 2.830 lượt, giảm 45,3% với tổng giá trị vốn góp đạt gần 3,2 tỷ USD, giảm 43,8% so với cùng kỳ 2020.

Tuy vậy, theo bà Ngọc, khó khăn do chỉ mang tính thời điểm. Những con số tích cực vẫn thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam.

Thế Hưng

hót hót tin tức Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021
Cơn bão bán tháo càn quét, rủi ro "cháy" tài khoản vì cổ phiếu "nóng"
Dân trí

Có đến hơn 800 mã cổ phiếu giảm giá trong phiên hôm nay, 109 mã giảm sàn. Cổ phiếu "nóng" bị xả hàng rất mạnh đẩy nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng nề. Cổ phiếu "họ" Louis bị xả hàng mạnh.

VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên

Sự lo ngại và e dè của nhà đầu tư trong những phiên gần đây và trong phiên sáng đã chính thức biến thành hành động: bị bán tháo, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu midcap và penny.

VN-Index bị "đạp mạnh" ở đợt khớp lệnh ATC và đóng cửa thấp nhất phiên, giảm 26,18 điểm tương ứng 1,94% còn 1.324,99 điểm. VN30-Index giảm 20,74 điểm tương ứng 1,42% còn 1.439,2 điểm. HNX-Index cũng giảm sâu 6,62 điểm tương ứng 1,84% còn 353,01 điểm. UPCoM-Index giảm 2,31 điểm tương ứng 2,36% còn 95,76 điểm.

Cơn bão bán tháo càn quét, rủi ro cháy tài khoản vì cổ phiếu nóng - 1

Chỉ số VNMID-Index và VNMSL-Index giảm rất mạnh (Ảnh chụp màn hình).

Với áp lực xả hàng rất mạnh, nhóm midcap và penny vốn tăng "nóng" thời gian qua bị bán tháo, cổ phiếu "lau sàn" hàng loạt. VNMID-Index giảm 57,44 điểm tương ứng 3,37%; VNSML-Index giảm 59,19 điểm tương ứng 3,56%.

Lực cầu phiên chiều có phần cải thiện nhờ động thái bắt đáy, tuy nhiên không thể chống đỡ được lực bán mạnh mẽ. Có đến 818 mã giảm giá, 109 mã giảm sàn trên toàn thị trường, trong khi phía tăng có 189 mã, 23 mã tăng trần.

Thanh khoản sàn HSX ghi nhận đạt 21.788 tỷ đồng với 778 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, trong khi con số này tại HNX là 146 triệu cổ phiếu tương ứng 2.831 tỷ đồng và trên UPCoM là 103 triệu cổ phiếu tương ứng 1.858 tỷ đồng.

Cơn bão bán tháo càn quét, rủi ro cháy tài khoản vì cổ phiếu nóng - 2

Nhiều cổ phiếu VN30 cũng bị giảm sâu dù đầu phiên đạt trạng thái tăng giá (Ảnh chụp màn hình).

Nhóm cổ phiếu "họ" Louis tiếp tục giảm sàn và chất lệnh bán giá sàn: APG, BII, SMT, TDH, TGG trắng bên mua; DDV lúc này cũng đã giảm kịch sàn mất đến 14,8%; AGM chạm sát mức sàn, giảm 6,9%.

Nhiều cổ phiếu bất động sản nhuộm xanh da trời, đặc biệt là những mã nhỏ: DIG, HAR, LGL, TIP, VPH, CCL, SCR, TDH, TEG giảm sàn; SZC giảm 6,7%; ITA giảm 6,5%; HDG cũng đánh mất 6,2%; KBC giảm 6%, SJS giảm 5,2%.

Với tình trạng "đu trend" mua vào cổ phiếu "nóng" trong những phiên gần đây, đặc biệt là tham gia mua cổ phiếu ở vùng đỉnh, nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng nề trong phiên hôm nay.

Nguy hiểm hơn cả là những nhà đầu tư vay ký quỹ (margin) với tỉ lệ đòn bẩy lớn, khi thị trường lao dốc không kịp xử lý bán cắt lỗ (hoặc do cổ phiếu chưa đủ T+3) thì việc đối mặt với những phiên tới đây càng trở nên khó khăn hơn. Nếu không có phương án quản trị rủi ro hợp lý, cổ phiếu bị "khóa sàn" nhiều phiên thì việc bị "cháy tài khoản" là hiện hữu.

Cơn bão bán tháo càn quét, rủi ro cháy tài khoản vì cổ phiếu nóng - 3

Dòng cổ phiếu bất động sản bị chốt rất mạnh (Ảnh chụp màn hình).

Bên cạnh đó, nhiều mã cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản (khoáng sản, thép…) cũng giảm sàn và giảm sâu: TNI, VID, YBM, BMC, LCM, TLH giảm sàn; KSB chạm sàn, giảm 6,8%; HHP giảm 6,2%; SMC giảm 6%; HAP giảm 5,8%; NKG giảm 5,4%; HSG giảm 3,1%.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều mã cũng bị bán mạnh, song không có tình trạng giảm sàn hàng loạt. MSN giảm 5,2%; SSI giảm 4,3%; BVH giảm 3,9%; GVR giảm 3,8%; TPB giảm 3,8%; MWG giảm 3,4%; MBB giảm 2,4%; CTG giảm 2,2%; TCB giảm 2,2%.

Phiên sáng: Tiền vào nhỏ giọt, rủi ro rình rập thị trường

Phiên giao dịch sáng đầu tuần (27/9), VN-Index đi ngang trong tình trạng thanh khoản thấp. Điểm basis hợp đồng VN30F2110 âm hơn 10 điểm, sự chênh lệch giữa điểm thị trường phái sinh và VN30 rộng tạo nên sự bất an cho nhà đầu tư, dòng tiền vào thị trường kém.

Cuối phiên sáng, VN-Index kiểm định một lần nữa ngưỡng 1.340 điểm thành công và hiện đã hồi phục lên 1.345,93 điểm, ghi nhận mức giảm 5,24 điểm tương ứng 0,39% trong phiên buổi sáng.

Lúc này, giá trị khớp lệnh trên HSX chỉ đạt 9.916 tỷ đồng, bằng phân nửa mức thanh khoản của những phiên giao dịch trước. Khối lượng giao dịch trên sàn này đạt 365 triệu đơn vị. Trong đó, lượng giải ngân vào rổ VN30 chỉ là 3.684 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index giảm 2,5 điểm tương ứng 0,69% còn 357,13 điểm trong bối cảnh khối lượng giao dịch chỉ đạt 76 triệu đơn vị tương ứng giá trị khớp đạt hơn 1.444 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 1,19 điểm tương ứng 1,21% còn 96,89 điểm với khối lượng khớp đạt 55 triệu đơn vị, giá trị khớp đạt 976 tỷ đồng.

Sắc đỏ bao trùm thị trường với 687 mã giảm giá, 49 mã giảm sàn so với 214 mã tăng, 23 mã tăng trần.

Tình trạng giảm giá lan rộng trên thị trường, lực bán không quá mạnh nhưng lực cầu lại yếu, theo đó cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư trước thời điểm nhạy cảm về thông tin. Cụ thể, tuần này, Tổng cục Thống kê sẽ công bố số liệu về kinh tế vĩ mô quý III, dự kiến tăng trưởng GDP gây thất vọng dịch Covid-19 tại nhiều trung tâm kinh tế. Tương ứng với đó, kết quả quý III của các doanh nghiệp niêm yết khó khả quan so với cùng kỳ.

Một nguyên nhân khiến thị trường không giảm sâu trong sáng nay mặc dù thanh khoản cạn kiệt đó là nhờ lực kéo từ các cổ phiếu trụ. Một nửa số cổ phiếu trong VN30 tăng, có thể kể đến VJC tăng 3,2%; POW tăng 1,7%; HDB tăng 1,2%; HPG tăng 1,2%; PLX, PDR, ACB, PNJ, GAS, VIC, STB, FPT, VPB vẫn đạt được trạng thái tăng giá.

Cơn bão bán tháo càn quét, rủi ro cháy tài khoản vì cổ phiếu nóng - 4

Cổ phiếu "họ" Louis nhiều mã "lau sàn" (Ảnh chụp màn hình).

Ngược lại, cổ phiếu dòng midcap và penny tiếp tục bị xả hàng mạnh, đặc biệt là nhóm cổ phiếu "họ" Louis. Sáng nay, APG, BII, SMT, TDH, TGG vẫn tiếp tục giảm kịch sàn, trắng bên mua và dư bán sàn khối lượng lớn, AGM và DDV không giảm sàn nhưng vẫn chưa thể hồi phục, trong đó, DDV mất thêm 11,8% còn 26.900 đồng.

Mai Chi

hót hót tin tức
Chính phủ ban hành quy định mới về bán hàng online
Dân trí

Theo quy định mới, người bán hàng online phải cung cấp những thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên website để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử. Theo đó, người bán hàng online phải cung cấp những thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên website để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Cụ thể, thông tin về hàng hóa phải gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, như năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Chính phủ ban hành quy định mới về bán hàng online  - 1

Theo quy định mới, người bán hàng online phải cung cấp những thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên website để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ (Ảnh: VGP).

Ngoài ra, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Nghị định mới cũng bổ sung trách nhiệm của thương nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo đó, đầu mối được chỉ định có trách nhiệm cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời, đầu mối phải đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đầu mối còn là người tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 2 bên tham gia; Lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán; Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 36 mà gây thiệt hại.

Riêng với các sàn giao dịch thương mại điện tử, Nghị định mới quy định các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: Cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; Mạng có một trong các hình thức hoạt động quy định trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.

Thế Hưng

hót hót tin tức
"Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi" và lời cảnh báo từ 10 năm trước

"Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi" và lời cảnh báo từ 10 năm trước cho "gã khổng lồ" địa ốc Trung Quốc

Khủng hoảng của Evergrande - "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc đang ôm "bom nợ" hơn 300 tỷ USD này - từng được dự báo cách đây gần 10 năm. Dù thế, khi đang "say" trong thành công, người ta thường không nghĩ gì đến những thứ được cho là nguy cơ hay hậu quả.

Giữa trưa 13/9, một đám đông hỗn loạn gần 100 người, tập trung ở trước trụ sở của Tập đoàn Evergrande tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vừa cố vượt qua hàng rào an ninh đang chặn lối vào tòa nhà, những người này vừa hò hét: "Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi". Căng thẳng đến độ một phụ nữ trong đoàn người đã ngã ra, ngất đi. Chị kiệt sức.

Ở góc khác, một phụ nữ nói như "tát nước vào mặt" ông Du Liang, được xác định là Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật của bộ phận quản lý tài sản thuộc Tập đoàn Evergrande. Chị hét lên: "Một công ty lớn như các anh lại đi lừa đảo. Các anh đã lừa bao nhiêu tiền của bao nhiêu người dân bình thường như chúng tôi rồi?".

Vài giờ trước đó, ông Du đã đọc bản kế hoạch đề xuất hoàn trả tiền cho những người đang sở hữu các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande. Tuy nhiên, đề xuất đã bị đám đông bác bỏ. Và vì thế, cảnh tượng hỗn loạn trên xuất hiện.

"Họ nói việc trả nợ sẽ mất hai năm nhưng lại không có gì đảm bảo cho điều đó. Tôi e là công ty sẽ phá sản vào cuối năm nay", một người biểu tình tên Wang cho biết. Wang làm việc cho Evergrande và đã đầu tư 100.000 nhân dân tệ ( gần 15.500 USD) vào công ty, trong khi người thân của anh đầu tư khoảng 1 triệu nhân dân tệ vào "ông lớn" địa ốc này.

Đến "vây" trụ sở Evergrande không chỉ có người mua nhà. Trong dòng người tập trung hò hét này có cả những nhà đầu tư, nhà cung cấp vật liệu cho những dự án lớn của tập đoàn đầy tai tiếng này. Và như thế, rõ ràng, với món nợ 1.970 tỷ nhân dân tệ (305 tỷ USD), Evergrande đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 1

Evergrande thần tốc thành "gã khổng lồ" nhờ đâu?

Sự phát triển thần tốc của Evergrande được cho là nhờ tập đoàn này đã tận dụng được cơ hội "nghìn năm có một" từ xu hướng đô thị hóa chóng mặt ở Trung Quốc.

Tập đoàn Evergrande được thành lập vào năm 1996 bởi ông Hứa Gia Ấn, một kỹ sư ngành luyện kim, tại thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc. Ban đầu, mục tiêu của ông Hứa Gia Ấn là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mãi sau này, ông mới chuyển sang xây dựng và bán căn hộ, chủ yếu cho những người có thu nhập trung bình và thượng lưu.

Năm 1998, Trung Quốc mở cửa sau nhiều thập kỷ hạn chế nghiêm ngặt hoạt động mua bán nhà đất tư nhân. Từ mức chỉ 1/3 dân số Trung Quốc sống ở các thị trấn và thành phố, tỷ lệ trên khi đó lên tới 2/3, đưa dân số đô thị tăng lên mức 480 triệu người.

Tuy nhiên, diện tích nhà ở bình quân của người dân thành thị ở Trung Quốc vẫn thấp so với các nước đang phát triển với bình quân chỉ chưa tới 40 m2/người. Cơ hội này là "nghìn năm có một" và Evergrande đã chớp lấy để phát triển.

Khi khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009 khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, chính phủ đã tung ra gói kích cầu khổng lồ giúp việc vay nợ trở nên rất dễ dàng. Giá đất tăng chóng mặt, ở cả những thành phố lớn ven biển và những vùng nằm sâu trong nội địa và đầu tư bất động sản trở thành một sự đặt cược gần như chắc thắng.

Chìa khóa để thành công nằm ở quy mô và cách để có chìa khóa này là dùng đất làm tài sản thế chấp để vay vốn. Chủ đầu tư càng lớn thì càng vay được nhiều với lãi suất càng thấp. Vòng tròn này có thể lặp đi lặp lại miễn là đất tiếp tục tăng.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 2

Ông Hứa Gia Ấn, Chủ tịch Tập đoàn Evergrande (Ảnh: SCMP).

Với chìa khóa này, đến năm 2016, Evergrande đã trở thành công ty địa ốc lớn nhất Trung Quốc về doanh số. Hai năm sau đó, tập đoàn này đã trở thành công ty bất động sản có giá trị nhất trên thế giới.

"Bom nợ" hơn 300 tỷ USD hình thành

Với nguồn lực mạnh mẽ là lợi nhuận "khủng" từ các dự án bất động sản, Evergrande dần mở rộng sang các lĩnh vực khác trong nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc. Cũng vì thế, Evergrande dần lún sâu vào nợ nần vì liên tục vay mượn để chi trả và bù đắp cho tham vọng đầu tư đa ngành.

Trên thực tế, vào thời điểm đầu năm 2012, đã có những nhà phân tích cho rằng công ty của ông Hứa sẽ sớm "còng lưng" vì sức nặng của đòn bẩy nợ. Tháng 11/2018, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đưa Evergrande vào danh sách các công ty cần phải theo dõi vì có nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 3

Giá đất tăng chóng mặt khiến đầu tư bất động sản trở thành một sự đặt cược gần như chắc thắng (Ảnh: Reuters).

Giai đoạn căng thẳng của Evergrande thực sự bắt đầu vào năm 2020, thời điểm lẽ ra là khá thuận lợi với tập đoàn khi Trung Quốc kiểm soát thành công Covid-19, kinh tế chỉ suy giảm đúng một quý duy nhất và chính sách tiền tệ nới lỏng tạo ra một cú huých cho thị trường bất động sản.

Nguyên nhân là từ cuối năm 2020, các cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát huy động vốn bất động sản ở trong nước, đưa ra chính sách "3 lằn ranh đỏ", bao gồm tỷ lệ nợ trên tài sản không được vượt 70%, tỷ lệ nợ ròng không được cao hơn 100% và hệ số nợ ngắn hạn bằng tiền mặt không dưới một lần, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn mới.

Evergrande đều vướng phải "3 lằn ranh đỏ" này. Trong đó, tỷ lệ nợ ròng năm 2020 lên đến 153%. Tháng 3 năm ngoái, tập đoàn này đặt mục tiêu giảm nợ 150 tỷ nhân dân tệ mỗi năm trong 3 năm tới.

Tháng 8/2020, tập đoàn được cho là đã gửi thư tới chính quyền tỉnh Quảng Đông để cảnh báo với giới chức rằng các khoản nợ của họ đáo hạn vào tháng 1/2021 có thể gây ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và dẫn tới vỡ nợ chéo trong lĩnh vực tài chính. Tập đoàn kêu gọi chính quyền các địa phương giúp đỡ để tránh rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt.

Khi nội dung bức thư được lan truyền trên khắp các thị trường, nhà đầu tư mất niềm tin vào Evergrande, còn ngân hàng mà tập đoàn này vay nợ nhiều nhất cũng bắt đầu giảm cấp vốn. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi các dự án mới của Evergrande, bao gồm xe điện, lại "đốt" quá nhiều tiền.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 4

Giai đoạn căng thẳng của Evergrande thực sự bắt đầu vào năm 2020 (Ảnh: AP).

Kết quả, các nhà đầu tư chiến lược của Evergrande, trong đó có một số nhà cung cấp của công ty, nhất trí đổi số nợ 13 tỷ USD lấy cổ phần trong công ty và tập đoàn kết thúc năm 2020 với lợi nhuận giảm một nửa so với năm trước.

Tình hình càng diễn biến tồi tệ khi tháng 3 năm nay Bắc Kinh siết quy định trên thị trường bất động sản. Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đưa ra khoảng 400 quy định về việc mua nhà, bao gồm các quy định ngăn chặn việc ly hôn giả để lách giới hạn "mỗi gia đình chỉ được sở hữu một căn nhà", đồng thời chỉ đạo các ngân hàng cắt giảm cho vay bất động sản, tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất. Kết quả là doanh số trên thị trường bất động sản của Evergrande sụt giảm.

Evergrande khi đó ở trong thế là vừa thua lỗ lại vừa không thể vay mới. Để có tiền mặt, Evergrande phải bán bớt cổ phần tại 3 nơi, gồm công ty xe điện HengTen, một công ty bất động sản ở Hàng Châu và một ngân hàng. Tính đến tháng 8 năm nay, công ty này đã huy động được khoảng 8 tỷ USD. Ngoài ra, tập đoàn được cho là đang tìm cách niêm yết mảng du lịch và nước đóng chai để huy động thêm tiền. Tuy nhiên, nếu có thì các thương vụ này có thể phải đợi đến năm sau mới được hoàn thành.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 5

Moody's, Fitch Ratings và S&P Global Ratings đều dự đoán khả năng Evergrande vỡ nợ (Ảnh: AFP).

Trong khi đó, xếp hạng tín nhiệm nợ của công ty đã nhiều lần bị hạ bậc. Moody's, Fitch Ratings và S&P Global Ratings đều dự đoán khả năng vỡ nợ với Evergrande, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường nhà ở của Trung Quốc cũng đang chậm lại rõ rệt.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh giữa kỳ của Evergrande, tính đến ngày 30/6, tổng nợ của Evergrande là 1.970 tỷ nhân dân tệ (305,3 tỷ USD), trong đó bao gồm các khoản vay 571,8 tỷ nhân dân tệ. Còn theo báo cáo thường niên của Evergrande, tập đoàn này vay 716,5 tỷ nhân dân tệ riêng trong năm 2020, và các khoản trong nửa đầu năm 2021 đã tương đương với 80% của năm 2020.

Những tòa nhà hoang phế

Evergrande sở hữu hơn 1.300 dự án bất động sản ở khắp 280 thành phố tại Trung Quốc. Mảng quản lý dịch vụ bất động sản của tập đoàn tham gia vào gần 2.800 dự án ở hơn 310 thành phố tại quốc gia này. Tuy nhiên, hàng loạt dự án của "con nợ" lớn nhất Trung Quốc này lại đang bị đình trị do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ hơn 300 tỷ USD.

Trong số những dự án bất động sản của Evergrande có Sunny Peninsula, một dự án ven biển ở Quảng Châu, bao gồm hàng chục tòa chung cư nằm trên diện tích tương đương 30 sân bóng đá. Ban đầu, đây dự kiến là nơi sinh sống của khoảng 5.000 hộ gia đình.

Sunny Peninsula được cho là một sản phẩm nhằm thay đổi hình ảnh của Evergrande, khi xây dựng những căn hộ có giá tương đối "mềm" dành cho người lao động thay vì các căn hộ hạng sang dành cho nhà đầu tư.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 6

Một dự án quy mô lớn của Evergrande ở Giang Tô (Ảnh: Getty).

Nhưng trái với kỳ vọng, Sunny Peninsula giờ đây khiến người ta nhớ tới cảnh trong những bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Những tòa chung cư dang dở đứng trơ trọi và không một bóng người. Công việc thi công bị dừng suốt mấy tháng trong mùa hè nóng ẩm khiến sắt thép của công trình bắt đầu han gỉ.

Tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, một dự án khác cũng đang bị ngừng thi công của Evergrande là khu phức hợp Evergrande Oasis. Reuters dẫn lời của một nhân viên của tập đoàn cho hay, việc xây dựng khu phức hợp gồm 5 tòa tháp chung cư và 16 khối căn hộ tại thành phố Lạc Dương này đã bị tạm dừng từ hồi tháng 7 và tháng 8.

Công trường giờ còn trơ trọi lại nhiều khối nhà đang xây dựng dở dang, các cần cẩu im lìm và không hề thấy công nhân làm việc. Những tấm nhựa bật khỏi một số ban công, còn những thanh thép hoen gỉ nhô lên trên những công trình. Những căn hộ ở dự án này đã được bán vào cuối năm ngoái với giá 9.800 nhân dân tệ (tức 1.518,81 USD) mỗi m2.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 7
Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 8
Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 9

Giải cứu hay để "sống chết mặc bay"?

Một câu hỏi mà nhiều người đặt ra là liệu Evergrande có "too big to fail" (quá lớn để sụp đổ)? Evergrande từ một công ty chuyên về bất động sản nay trải dài hoạt động ở 6 ngành khác như sản xuất xe điện, hàng tiêu dùng, internet và phần mềm, truyền hình, công viên giải trí và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Với hơn 200 chi nhánh ở nước ngoài và gần 2.000 chi nhánh ở trong nước, Evergrande có tổng tài sản đạt 2.300 tỷ nhân dân tệ, tương đương 2% GDP Trung Quốc, theo tính toán của Goldman Sachs. Theo đó, Evergrande đứng thứ 122 trong danh sách Fortune Global 500 trước khi vướng vào bom nợ.

Đến nay, những phản ứng của chính phủ Trung Quốc chưa có gì rõ ràng để khẳng định họ đang cứu Evergrande khỏi vỡ nợ.

Đúng vào thời điểm thị trường lo ngại nhất về Evergrande thì PBOC liên tiếp bơm tiền vào hệ thống tài chính chỉ trong một tuần, từ ngày 17/9 đến ngày 24/9. Theo Bloomberg , cơ quan này đã thực hiện nghiệp vụ trên 5 lần thông qua các thỏa thuận mua lại đảo ngược với tổng mức bơm ròng đạt 460 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 71 tỷ USD). Đây là đợt bơm tiền lớn nhất của PBOC kể từ tháng 2.

Chưa rõ đây có phải là động thái để giải cứu Evergrande hay không song đã phần nào xoa dịu được những lo ngại của các thị trường tài chính.

Evergrande, trả lại tiền cho chúng tôi và lời cảnh báo từ 10 năm trước - 10

Trong khi đó, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn cận tin cho biết, các nhà chức trách Trung Quốc đang yêu cầu các chính quyền địa phương chuẩn bị cho trường hợp Evergrande sụp đổ. Họ mô tả hành động chuẩn bị này giống như là sẵn sàng cho cơn bão tiềm ẩn và các chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp nhà nước chỉ tiến hành can thiệp vào phút chót để ngăn chặn tác động.

Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc có thể sẵn sàng để Evergrande đổ vỡ nếu họ có khả năng đảm bảo một cuộc "hạ cánh mềm" đối với ngành bất động sản. Với hệ thống tài chính quy mô 56.000 tỷ USD được thống trị bởi các ngân hàng quốc doanh, Bắc Kinh có đủ sức kiểm soát cho vay và quản lý ảnh hưởng của các vụ vỡ nợ.

Tuy nhiên, theo Bloomberg Businessweek , sức ảnh hưởng của Evergrande là rất lớn. Đối với Trung Quốc, nếu tính cả lĩnh vực xây dựng và dịch vụ bất động sản, ngành địa ốc chiếm ít nhất 15% GDP và hơn 70% tài sản của người dân đô thị nước này nằm ở nhà đất.

Còn với nước ngoài, những quốc gia như Australia, Brazil và Zambia có sự phụ thuộc lớn vào hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc với thép, đồng và các vật liệu xây dựng khác. Doanh nghiệp Mỹ và châu Âu cũng đang tìm cách thâm nhập và khai thác thị trường tiêu dùng Trung Quốc.

Kim Dung (tổng hợp)

hót hót tin tức
Vụ "bom nợ" Evergrande chưa ngã ngũ, giá vàng bật tăng
Dân trí

Giá vàng thế giới bật tăng lên mức 1.750,9 USD/ounce. Một số nhà đầu tư quay sang tìm vàng là kênh trú ẩn an toàn trước các vấn đề về quả "bom nợ" Evergrande chưa ngã ngũ.

Còn trong nước, giá giảm, tại Hà Nội được niêm yết ở mức 56,8 - 57,65 triệu đồng/lượng, tăng mỗi chiều 100.000 đồng và 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Tại TPHCM, giá vàng giao dịch ở mức 56,45- 57,1 triệu đồng/lượng, tăng mỗi chiều 100.000 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, lúc hơn 7h sáng nay 28/9 (giờ Việt Nam), giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com có biên độ tăng 1,2 USD, giao dịch ở mức 1.750,9 USD/ounce. Ngược lại, giá vàng giao ngay tại thị trường New York chốt phiên giảm 0,5 USD, còn 1.749,7 USD/ounce.

Vụ bom nợ Evergrande chưa ngã ngũ, giá vàng bật tăng - 1

Biến động giá vàng thế giới 24 giờ qua (Ảnh: Kitco.com).

Giá vàng thế giới bật tăng nhẹ trở lại do giới đầu tư bắt đáy mua vào, cũng như được hỗ trợ bởi những biến động trái chiều trên các thị trường thế giới.

Nhu cầu trú ẩn an toàn của kim loại quý tăng khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết một cuộc bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng trị giá 1.000 tỷ USD.

Hiện chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,40 điểm, tăng 0,08%. Đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế tăng nhanh trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi những thông tin liên quan tới giới hạn trần nợ công của Mỹ.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu SPDR sau khi bán ròng 8,14 tấn trong ngày thứ năm tuần trước đã quay trở lại mua 0,87 tấn trong phiên cuối tuần. Lượng vàng nắm giữ của quỹ hiện ở mức 993,52 tấn.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, một số nhà đầu tư quay sang trú ẩn an toàn bằng vàng bởi các vấn đề về quả "bom nợ" Evergrande vẫn chưa được ngã ngũ.

Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị nông thôn Trung Quốc thực hiện kiểm soát chặt chẽ các tài khoản ngân hàng của Evergrande để đảm bảo tiền được sử dụng để hoàn thành các dự án nhà ở và không bị chuyển hướng để trả cho các chủ nợ.

An Hạ

hót hót tin tức
Được "rót" gần 8.000 tỷ đồng, hãng bay quốc gia thoát âm vốn chủ sở hữu?
Dân trí

Sau khi bán gần 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vietnam Airlines được bổ sung đáng kể về nguồn vốn và dòng tiền, đảm bảo điều kiện niêm yết trên sàn HSX.

Theo thông tin từ hãng hàng không quốc gia, đợt phát hành từ ngày 5/8 đến 14/9, hãng đã chào bán 800 triệu cổ phiếu. 796,1 triệu cổ phiếu được phân phối cho 27.627 cổ đông, số tiền thu được là hơn 7.961 tỷ đồng.

Với kết quả đợt phát hành cổ phiếu này, Vietnam Airlines đã được bổ sung đáng kể nguồn vốn và dòng tiền. Theo thông tin từ hãng này, các chỉ số tài chính được cải thiện, đảm bảo đáp ứng các điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch TPHCM (HSX).

Đợt phát hành trên là một trong những giải pháp tài chính, tái cơ cấu để hãng cân đối dòng tiền, nguồn vốn và duy trì sản xuất kinh doanh. Vietnam Airlines cho biết, vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt và kiểm soát tình hình sức khỏe về tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines bị đình trệ và rơi vào trạng thái khó khăn, kéo theo hệ lụy tất yếu là thâm hụt dòng tiền và suy giảm vốn chủ sở hữu.

Được rót gần 8.000 tỷ đồng, hãng bay quốc gia thoát âm vốn chủ sở hữu? - 1

Việc chào bán 800 triệu cổ phiếu đã mang về gần 8.000 tỷ đồng cho hãng bay quốc gia (Ảnh: VNA).

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Vietnam Airlines đã thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô 8.000 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước đã đầu tư 6.894,9 tỷ đồng để mua cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước.

Trong khi đó, Tập đoàn ANA của Nhật Bản - cổ đông chiến lược - đã chuyển nhượng quyền mua 70 triệu cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên của hãng bay quốc gia Việt Nam mà không yêu cầu bất kỳ nghĩa vụ nào cho việc chuyển nhượng quyền mua.

Hiện các cổ đông lớn nhất của hãng hàng không quốc gia với tỷ lệ sở hữu tương ứng là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại (55,20%), Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (31,14%) và Tập đoàn ANA (5,62%).

Doanh nghiệp này cho biết sẽ sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và bù đắp thâm hụt dòng tiền, hỗ trợ thanh khoản nhằm cải thiện năng lực tài chính vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.

Châu Như Quỳnh

hót hót tin tức