Sau đấu nối ồ ạt, nhiều dự án điện mặt trời mái nhà bị… ế
Dân trí

Tại "công xưởng" điện mặt trời mái nhà Đắk Nông, các dự án đang bị tiết giảm sản lượng điện do cung vượt quá cầu. Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp mất trắng cả trăm triệu đồng/tháng.

Chủ đầu tư khóc ròng vì tiết giảm điện

Tháng 7/2020, Báo Dân trí từng có nhiều bài viết phản ánh về việc thỏa thuận đấu nối ồ ạt các tại Đắk Nông.

Để kịp phát điện trước ngày 31/12/2020 theo tinh thần khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, hàng loạt dự án điện mặt trời mái nhà đã được xây dựng khẩn trương tại các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song của tỉnh Đắk Nông.

dự án điện mặt trời mái nhà - Đắk Nông - 2021-Dương Phong-1.jpg

Công trình điện mặt trời mái nhà của ông Lê Ngọc Anh tại huyện Cư Jút (Ảnh: Đặng Dương).

Vào thời điểm đó, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện việc đầu tư các công trình trước tình trạng phát triển "nóng" của loại hình năng lượng này. Bởi có hiện tượng nhiều chủ đầu tư dù chưa đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của một công trình xây dựng nhưng vẫn thực hiện thỏa thuận đấu nối.

Đến nay, khi tất cả các công trình điện mặt trời mái nhà đã được thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện, hậu quả trước mắt của việc phát triển "nóng" chính là tình trạng… điện ế. Hàng trăm dự án điện mặt trời mái nhà bị cắt giảm công suất phát điện và buộc phải sa thải điện.

Ông Lê Ngọc Anh, chủ một dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp trồng nấm tại xã Ea Pô (huyện Cư Jút), cho biết, năm 2019, gia đình ông đầu tư trồng nấm công nghệ cao. Tận dụng khoảng hơn một hecta diện tích mái công trình, ông đã lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời (theo đúng quy định của công trình điện mặt trời mái nhà).

Tổng số vốn đầu tư cho các dự án này khoảng 26 tỷ đồng, trong đó 70% là vay từ ngân hàng thương mại.

dự án điện mặt trời mái nhà - Đắk Nông - 2021-Dương Phong-2.jpg

Việc huy động tiết giảm điện ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống lao động (Ảnh: Đặng Dương).

Tuy nhiên, từ đầu năm nay đến giờ, đặc biệt là trong các tháng 7,8,9, ông Ngọc Anh liên tục bị nhận được tin nhắn thông báo tiết giảm công suất phát lưới. Tính trung bình, mỗi tháng, một chủ đầu tư thiệt hại từ 50 đến 70 triệu đồng vì việc tiết giảm này.

"Doanh nghiệp của tôi đã 3 lần phải tiết giảm, sa thải công suất phát điện. Tháng 2 và tháng 5 là tiết giảm luân phiên theo ngày nhưng từ tháng 7 tới nay, ngày nào cũng phải tự tiết giảm từ 11% đến 30% công suất", ông Ngọc Anh nói. Theo ông, việc tiết giảm này ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vốn và trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người đang làm việc tại doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Tăng Hưng, chủ đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp chăn nuôi gà tại xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil), cho biết thêm, theo thông báo của ngành điện, hàng ngày chủ đầu tư đều phải tự tiết giảm điện theo tỷ lệ đã thông báo qua tin nhắn điện thoại.

Tuy nhiên, thời gian thực hiện tiết giảm lại rất bất hợp lý, là từ khung giờ 8h-15h hàng ngày. Đây là khung giờ mà hoạt động sản xuất điện mặt trời hiệu quả nhất vì nắng nhiều nhất.

Theo ông Hưng, hiện nay thiệt hại khi không giải tỏa hết công suất điện của công trình điện mặt trời mái nhà là vô cùng lớn, tính trung bình mỗi ngày sẽ mất khoảng 2-3 triệu đồng. Đặc biệt, việc cắt giảm sẽ gây lãng phí loại hình năng lượng tái tạo này.

Hậu quả của đầu nối ồ ạt ?

Theo lý giải của ngành điện, năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ… khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện giảm mạnh, dẫn đến tình trạng dư thừa công suất phát lên hệ thống.

Ngày 5/2, Bộ Công Thương đã ban hành Văn bản số 736/BCT-ĐTĐ. Trong đó chỉ đạo khi công suất điện phát lên hệ thống vượt quá công suất phụ tải, cần khẩn trương điều tiết giảm công suất các nguồn điện đang phát điện lên lưới theo quy định hiện hành, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, không xảy ra sự cố.

Để đảm bảo cân bằng giữa nguồn điện và phụ tải sử dụng điện, đảm bảo an toàn hệ thống điện, Công ty Điện lực Đắk Nông phải thực hiện giảm huy động từ nguồn điện mặt trời mái nhà của khách hàng.

dự án điện mặt trời mái nhà - Đắk Nông - 2021-Dương Phong-3.jpg

Theo nhiều chủ đầu tư, việc huy động tiết giảm điện là hậu quả của việc đấu nối ồ ạt các dự án ĐMTMN (Ảnh: Đặng Dương).

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Triều, chủ đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà tại xã Đắk Wil (huyện Cư Jút), việc cắt giảm công suất phát lưới của các dự án chỉ một phần là do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Ông Triều cho rằng, bản chất của tình trạng điện ế là do công tác dự báo, quy hoạch phát triển điện mặt trời mái nhà của ngành điện. Đã có thời điểm "bùng nổ" các dự án, hàng trăm công trình được thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện, từ đó dẫn đến tình trạng "cung vượt quá cầu" ở hiện tại.

dự án điện mặt trời mái nhà - Đắk Nông - 2021-Dương Phong-5.jpg

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, tình trạng tiết giảm điện là do công tác dự báo của ngành điện có vấn đề (Ảnh: Đặng Dương).

Điều này được minh chứng rõ nét nhất trong số lượng các công trình điện mặt trời mái nhà tại tỉnh Đắk Nông. Tính tới hiện tại, toàn tỉnh này có đến 1.631 dự án/hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Trước quan điểm này, lãnh đạo Điện lực Đắk Nông cho rằng, đơn vị ghi nhận những ý kiến phản ánh của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vị này cũng khẳng định, hiện tại do ảnh hưởng của dịch nên sản lượng tiêu thụ điện giảm, chính vì thế phải tiết giảm công suất phát lưới của các hệ thống, dự án điện mặt trời mái nhà.

"Chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc là công ty điện lực các huyện, thành phố tuyên truyền, giải thích cho các chủ đầu tư hiểu rõ chủ trương này. Công ty Điện lực Đắk Nông cam kết điều tiết nguồn điện mặt trời mái nhà công bằng, khách quan, minh bạch nên rất mong các doanh nghiệp, khách hàng chia sẻ và cảm thông với ngành điện", đại diện ngành điện Đắk Nông thông tin thêm.

Theo dự kiến của Tổng Công ty Điện lực miền Trung tại Công văn số 7935 ngày 19/9, trong 4 tháng cuối năm nay, đơn vị này sẽ mua 94 triệu kWh điện, tương đương mỗi tháng khoảng 23-24 triệu kWh. Sản lượng mua điện trung bình các tháng còn lại chỉ bằng một nửa so với các tháng đầu năm.

Được biết, tỉnh Đắk Nông hiện là một trong số các địa phương thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên có sản lượng điện mặt trời lớn, chỉ đứng sau Đắk Lắk và Gia Lai.

Đặng Dương

hót hót tin tức Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021
Cách thức giao dịch ngân hàng an toàn "mùa Covid"
Dân trí

Tại thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì giao dịch trực tuyến đang được ưu tiên và trở thành xu hướng, vừa đảm bảo hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Cùng "bỏ túi" những cách thức dưới đây để tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ưu tiên chuyển khoản online

Việc hạn chế tiếp xúc trong "mùa Covid" khiến giao dịch tiền mặt trở nên kém tiện lợi vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thay vì để những hoạt động thường nhật bị gián đoạn bởi lăn tăn về chuyện đưa tiền "tận tay", các cá nhân có thể lựa chọn hình thức chuyển khoản online. Hiện nay, nhiều nhà băng đang áp dụng cơ chế miễn phí khi thực hiện giao dịch này.

Chị Hương Giang - nhân viên văn phòng tại quận 1 TPHCM chia sẻ: "Dịch bệnh tại Sài Gòn hiện nay còn phức tạp, mình hầu như ở nhà và tận dụng triệt để kênh trực tuyến. Ví dụ như chuyển khoản, mình dùng ứng dụng MSB mBank của Ngân hàng Hàng Hải, vừa nhanh chóng, lại vẫn có thể mua bán bình thường. Gói tài khoản MPRO mình sử dụng còn được miễn phí trong hầu hết giao dịch, cuối tháng nhận hoàn tiền từ thanh toán hóa đơn tự động. Như vậy mình đã không mất lại còn hời nữa".

Việc chuyển khoản online có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, đặc biệt phù hợp với những khách hàng có nhu cầu giao dịch lớn. Chị Thu Trà - phụ trách tiếp thị một doanh nghiệp F&B cho biết: "Hàng tháng mình thanh toán, chi tiêu nhiều khoản, từ điện, nước, tiền học cho con, mua nhà trả góp, mua sắm online, đặt hàng siêu thị trực tuyến,… Nếu cứ tới tận nơi để thanh toán thì mình thật sự không có thời gian, và cũng nguy hiểm trong thời điểm dịch bệnh thế này. Mình "giao phó" cho ứng dụng MSB mBank, đặc biệt là trong khoảng 2 năm gần đây khi Covid bùng phát".

Được biết, MSB đang ứng dụng công nghệ định danh trực tuyến, cho phép khách hàng mở tài khoản hoàn toàn online chỉ trong một phút. Khách hàng cũng có thể lựa chọn tài khoản số đẹp miễn phí tại msbmobile.page.link/tobR.

Cách thức giao dịch ngân hàng an toàn mùa Covid - 1

Ngoài ra, ngân hàng này cũng mới ra mắt cổng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đa kênh - MSBPay, giúp khách hàng có thêm công cụ để thanh toán, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh kinh doanh từ đó cũng kinh doanh hiệu quả hơn do gia tăng được tỉ lệ chốt đơn

Mua sắm trực tuyến qua thẻ tín dụng

Dịch bệnh kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều người nghĩ tới việc lập lại kế hoạch cho chi tiêu, làm sao để tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu cơ bản. Từ đây, xu hướng "canh" khuyến mại trở nên phổ biến hơn. Kết hợp với việc hạn chế tiếp xúc, người dân nên sử dụng thẻ tín dụng, kết hợp cơ chế ưu đãi của ngân hàng và điểm mua sắm, sẽ giảm được chi phí đáng kể.

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng thẻ tín dụng, tuy nhiên khách hàng nên ưu tiên lựa chọn thẻ được "thiết kế" riêng cho mua sắm trực tuyến, tiêu biểu như VISA Online của MSB. Với nhiều cơ chế hấp dẫn như hoàn tiền tới 20% khi shopping online, giảm giá tới 30% tại hơn 300 cửa hàng trong Thế giới ưu đãi Joy, trả góp linh hoạt lãi suất 0%..., khách hàng dễ dàng sở hữu những trải nghiệm mua sắm chất lượng.

Cách thức giao dịch ngân hàng an toàn mùa Covid - 2

Hiện nay, MSB cũng triển khai tính năng đăng ký mở thẻ tín dụng trực tuyến thông qua tiện ích MSB plus trên ứng dụng mobile banking. Khách hàng đủ điều kiện chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản, không cần cung cấp hồ sơ chứng minh thu nhập, không mất thời gian chờ đợi phê duyệt đã có thể trải nghiệm tính năng và những ưu đãi hấp dẫn của dòng thẻ này.

Đừng quên vay tín chấp cũng có thể thực hiện online

Thông thường, khách hàng vay vốn đã quen với việc cần ký hồ sơ giấy tờ bản cứng, nộp hồ sơ chứng minh thu nhập,… Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các ngân hàng đã triển khai hình thức cấp tín dụng trực tuyến, giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, đồng thời không cần di chuyển trong thời điểm dịch bệnh.

Tiêu biểu, khách hàng hiện hữu đủ điều kiện của MSB có thể kích hoạt tính năng Fast Credit - vay tín chấp thông qua thẻ tín dụng chỉ trong 5 giờ. Với hình thức này, khách hàng không cần chờ đợi lâu nhưng vẫn có thể trải nghiệm hạn mức tín dụng hấp dẫn. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể đăng ký thấu chi online dựa trên sổ tiết kiệm chỉ với 10s thao tác. Mức lãi suất thấu chi chỉ 0,7%/tháng tính trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.

Với khách hàng chủ kinh doanh đủ điều kiện, MSB linh hoạt cấp tín chấp tới 1 tỷ đồng dựa trên sao kê mà không cần chứng minh thu nhập chỉ sau 8 giờ làm việc với mức lãi suất ưu đãi từ 1,16%/tháng. Hiện ngân hàng này cũng đang triển khai tặng miễn phí phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh online.

Có thể thấy, giao dịch online mùa Covid không chỉ giúp khách hàng bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn có thể nắm bắt những cách thức chi tiêu mới và mua sắm thông minh, từ đó "vươn tầm" trong cách giao dịch tài chính, trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày.

Trường Thịnh

hót hót tin tức
Thiếu điện ở Trung Quốc - mối hiểm họa mới của chuỗi cung ứng toàn cầu
Dân trí

Thiếu điện ở Trung Quốc đang hình thành một cú sốc mới nhất đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi hàng loạt nhà máy tại nước xuất khẩu lớn nhất thế giới buộc phải hạn chế sản xuất để tiết kiệm điện.

Sự gián đoạn sản xuất này diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất và các chủ hàng đang chạy đua để đáp ứng nhu cầu mọi thứ, từ quần áo đến đồ chơi, cho mùa mua sắm cuối năm.

Thiếu điện ở Trung Quốc - mối hiểm họa mới của chuỗi cung ứng toàn cầu - 1

Trung Quốc thiếu điện là mối đe dọa mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh: Bloomberg).

Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng các biện pháp cắt giảm sử dụng điện ngặt nghèo này sẽ làm giảm sản lượng ở các trung tâm kinh tế như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - nơi chiếm 1/3 tổng GDP của Trung Quốc. Điều này có thể khiến giá cả hàng hóa leo thang.

Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang ráo riết thực hiện những biện pháp cắt giảm tiêu thụ điện khi không đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện và giảm lượng khí thải. Trong khi đó, một số nơi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện thực tế.

Ông Clark Feng - chủ công ty Vita Leisure chuyên nhập các sản phẩm từ các nhà sản xuất Trung Quốc để bán ở nước ngoài - nói với Bloomberg rằng việc hạn chế tiêu thụ điện ở Chiết Giang, nơi công ty ông đặt trụ sở, đã giáng một đòn mới lên các doanh nghiệp.

Theo ông, các nhà sản xuất vải bị đình trệ sản xuất ở tỉnh này đã bắt đầu tăng giá bán và ngừng nhận các đơn đặt hàng mới từ nước ngoài.

"Chúng tôi đã phải vật lộn với việc vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài rồi, giờ đây với việc hạn chế sản xuất, tình hình này chắc chắn sẽ rất hỗn loạn", ông Feng nói và cho rằng việc giao các đơn hàng, đặc biệt vào mùa lễ hội, sẽ còn khó khăn hơn nữa.

Yiwu Huading Nylon - một nhà sản xuất nylon từ vải tổng hợp ở Chiết Giang - đã ngừng một nửa công suất sản xuất kể từ 25/9 theo lệnh cắt điện từ chính quyền địa phương. Công ty này dự kiến sản lượng sẽ phục hồi trở lại từ ngày 1/10 và cho biết đang tìm cách giảm thiểu tác động của việc hạn chế sản xuất này.

Cuộc khủng hoảng điện diễn ra sau khi những gián đoạn gần đây tại các cảng ở Trung Quốc đã tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Tháng trước, cảng Ning Ba - một trong những cảng nhộn nhịp nhất thế giới - đã phải đóng cửa một phần trong nhiều tuần do dịch bùng phát. Trước đó, cảng Yantian ở Thâm Quyến cũng đã tạm ngừng hoạt động trong tháng 5.

Theo Bloomberg , thiếu điện sẽ đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang giảm tốc do các biện pháp kiểm soát virus nghiêm ngặt cũng như động thái kiểm soát chặt của Bắc Kinh.

Cả Nomura Holding, China International Capital và Morgan Stanley đều hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong thời gian còn lại của năm và cảnh báo thiếu điện có thể khiến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thấp hơn.

"Các thị trường trên toàn cầu sẽ cảm nhận được sự thiếu hụt nguồn cung từ vải vóc, đồ chơi đến các linh kiện máy móc. Chủ đề nóng nhất về Trung Quốc sẽ sớm chuyển từ Evergrande sang thiếu điện", Lu Ting - nhà kinh tế trưởng tại Nomura Holding ở Hồng Kông nói.

Nhật Linh

Theo Bloomberg

hót hót tin tức
CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm

Một không khí hối hả làm việc tại công trường dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển R&D của Samsung trong những ngày cuối tháng 9 - thời điểm Hà Nội vẫn đang thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trước những diễn biến phức tạp.

Mỗi công nhân, kỹ sư đến các cấp quản lý trước khi vào công trường đều phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày, test PCR định kỳ.

Hồi tháng 3 năm ngoái, dự án R&D của Samsung được khởi công tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội. Là trung tâm nghiên cứu với vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD, dự án gây sự chú ý tại thời điểm đó bởi đây là công trình R&D có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh 6 nhà máy được đầu tư xây dựng và vận hành tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, TPHCM, việc xây dựng trung tâm R&D mới tại Hà Nội được lãnh đạo Samsung ví như "mảnh ghép" quan trọng để tạo nên bức tranh đầu tư chiến lược trị giá 17,7 tỷ USD của Samsung tại Việt Nam.

Dự án là minh chứng rõ nét nhất cho lời hứa đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu của Samsung, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn là đi đầu trong nghiên cứu và phát triển.

Trong cuộc trò chuyện với Dân trí, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn, thiết thực xung quanh những tác động từ đợt bùng phát đại dịch lần thứ tư tại Việt Nam tới công việc đầu tư, sản xuất…

CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 1

Thưa ông, sự bùng phát của đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam cùng các biện pháp giãn cách tại Hà Nội vừa qua có ảnh hưởng nhiều tới tiến độ của dự án R&D?

- Thực tế, quá trình xây dựng Trung tâm R&D mới của chúng tôi cũng gặp khó khăn do đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ và thành phố Hà Nội, công trình luôn được xây dựng đúng tiến độ.

Cho tới nay, công trình đã đạt được tiến độ xây dựng trên 50% mà không có bất cứ tai nạn nào xảy ra. Samsung sẽ hoàn thiện công trình an toàn vào cuối năm 2022 như đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung Việt Nam sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.200 người ở thời điểm hiện tại lên 3.000 người.

Thông qua việc xây dựng Trung tâm này, Samsung mong muốn năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam sẽ được nâng tầm, không chỉ trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mà còn ở các lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mạng 5G… tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 2
CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 3



Vừa qua dịch đã ít nhiều ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất của doanh nghiệp. Điều này có tác động nhiều tới hoạt động của Samsung ở Việt Nam, thưa ông?

- Khi làn sóng dịch Covid lần thứ 4 diễn biến phức tạp tại Bắc Ninh và Bắc Giang, vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, Samsung đã gặp khó khăn trong sản xuất, tuy nhiên với sự hỗ trợ toàn diện của Thủ tướng, Chính phủ và chính quyền các địa phương, cũng như các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, Samsung đã khắc phục được những khó khăn này.

Mặc dù vậy, gần đây do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TPHCM, việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm tivi và điện gia dụng của chúng tôi gặp khó khăn.

Nếu tình hình này tiếp tục tiếp diễn, dự kiến sẽ gây trở ngại lớn cho xuất khẩu, chúng tôi mong rằng các hoạt động kinh tế sớm được khôi phục trở lại để nhà máy của Samsung và các công ty cung ứng của chúng tôi được hoạt động bình thường trở lại.

Bên cạnh đó, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid, 6 tháng đầu năm Samsung đã thuận lợi đạt được mục tiêu xuất khẩu, nếu nhà máy sản xuất điện gia dụng của Samsung tại TPHCM sớm hoạt động bình thường trở lại thì dự kiến chúng tôi sẽ đạt vượt mức mục tiêu xuất khẩu của năm nay.

Nếu có điều lo lắng thì đó là gì thưa ông?

- Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với chính sách của chính phủ Việt Nam vừa "phòng chống dịch hiệu quả" vừa "tăng trưởng kinh tế".

Các biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ để khống chế dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi các biện pháp phòng dịch mạnh mẽ liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra các thiệt hại mang tính sống còn về mặt kinh tế.

Tôi cho rằng vừa theo đuổi "phòng chống dịch hiệu quả" và "tăng trưởng kinh tế" đồng thời phải liên tục kiểm tra tính cân bằng đó.

Điều đặc biệt là, sau khi dịch bệnh tại Bắc Giang và Bắc Ninh được kiềm chế, tôi hoàn toàn tin tưởng vào các giải pháp phòng chống dịch của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Tôi có niềm tin rằng, tình hình dịch bệnh bao gồm TPHCM sẽ sớm ổn định.

Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp trong công cuộc hồi phục kinh tế nhanh chóng của Việt Nam.

CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 4
CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 5
CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 6

Việt Nam đã và đang có lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ông có khuyến nghị hay góp ý gì cho các nhà cầm quyền ở Việt Nam trong lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, giúp doanh nghiệp sống chung với dịch Covid-19?

- Việc duy trì mạng cung ứng toàn cầu của các khu công nghiệp là việc vô cùng quan trọng đối với các đang vận hành nhà máy sản xuất, vì vậy chúng tôi mong rằng Chính phủ có thể chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần có cơ chế đảm bảo "sản xuất không gián đoạn". Nghĩa là, chúng tôi xin được đề xuất dù trong hoàn cảnh bất thường thì dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng không dừng hoạt động, và vẫn vận hành theo đúng phương châm hướng dẫn chuẩn và lộ trình đã được định sẵn.

Chúng tôi được biết gần đây bốn tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp IT toàn cầu tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ sớm ký kết một biên bản ghi nhớ xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp.

Nội dung chủ yếu là xây dựng nguyên tắc chuẩn liên quan tới phòng dịch Covid 19, để việc lưu thông vận chuyển người và hàng hóa được thuận lợi, cũng như các chính sách giảm thiểu tối đa thiệt hại do đóng cửa nhà máy mà không có thông báo trước.

Nếu như Biên bản ghi nhớ này được ký kết thuận lợi và thực hiện theo đúng nội dung này, thì những tình huống bất thường như Covid có xảy ra thì các doanh nghiệp trong bốn tỉnh vẫn có thể sản xuất không gián đoạn.

CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 7
CEO Samsung Việt Nam hé lộ về dự án 220 triệu USD và lời hứa cứ điểm - 8

Có những lo ngại về việc doanh nghiệp FDI rút khỏi Việt Nam trước những phức tạp của dịch Covid-19. Là một trong những nhà đầu tư FDI rất lớn của Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Samsung đang tại Việt Nam với chiến lược và tầm nhìn dài hạn, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Mặc dù dịch Covid-19 đang gây ra những tác động tiêu cực, nhưng xét về dài hạn Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược mới (số 105) và chuyển hướng phòng dịch, đây là một tin đáng mừng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian tới, nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch hiệu quả, đồng thời tăng cường tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi, duy trì, và phát triển sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa thông suốt, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng thì dự kiến sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam.

Xin cám ơn ông!

Nội dung: Nguyễn Mạnh

Thiết kế: An Nhi

hót hót tin tức
Diễn biến mới nhất vụ Evergrande: Người mua nhà le lói hy vọng được cứu
Dân trí

Thông tin về diễn biến mới nhất của "bom nợ" 300 tỷ USD của Evergrande, Reuters cho hay ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa tuyên bố bảo vệ người mua nhà và bơm thêm tiền mặt vào hệ thống.

Trong một tuyên bố hôm qua (27/9), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - ngân hàng trung ương của nước này - cho biết sẽ bảo vệ người trong lĩnh vực nhà ở. PBOC cũng cam kết thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, có mục tiêu và phù hợp.

Dù không đề cập trực tiếp đến vụ việc Evergrande, cam kết "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nhà ở" của PBOC đã dấy lên những tia hy vọng cho những nạn nhân của Evergrande.

Diễn biến mới nhất vụ Evergrande: Người mua nhà le lói hy vọng được cứu - 1

Những người mua nhà đau khổ của Evergrande le lói hi vọng được cứu (Ảnh: AFP).

Liên quan đến Evergrande, Reuters cho hay chính quyền Thâm Quyến đã bắt đầu tiến hành điều tra đơn vị quản lý tài sản của nhà phát triển bất động sản nợ nhiều nhất này. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính quyền Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn rủi ro lan rộng.

Từng là hình ảnh thu nhỏ của kỷ nguyên vay nợ và xây dựng ở Trung Quốc, Evergrande giờ đây trở thành mục tiêu tiếp theo cho cuộc đàn áp vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, khiến các nhà đầu tư lớn bé đều "toát mồ hôi hột".

Trong một bức thư gửi các nhà đầu tư, Cục Quản lý Thâm Quyến cho biết các bộ phận liên quan của chính quyền Thâm Quyến đang thu thập ý kiến của công chúng về Evergrande Wealth (đơn vị quản lý tài sản của Evergrande) và mở cuộc điều tra kỹ lưỡng đối với các vấn đề liên quan của công ty này.

Cục này cũng cho biết đang thúc giục Evergrande và Evergrande Wealth tiến hành trả nợ cho các nhà đầu tư. Cuộc điều tra được tiến hành theo yêu cầu của các nhà đầu tư.

Với món nợ 305 tỷ USD, Evergrande đã làm dấy lên những lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của họ có thể tác động đến hệ thống tài chính Trung Quốc và làm ảnh hưởng đến thị trường thế giới. Tuy nhiên, nỗi lo đã được giảm bớt khi đến nay, thiệt hại vẫn tập trung trong lĩnh vực bất động sản.

Ông Sheldon Chan - người quản lý chiến lược trái phiếu tín dụng châu Á của T. Rowe Price - kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát bất kỳ tác động nào đến hệ thống ngân hàng và tập trung vào giải quyết tình trạng thất thoát của các đơn vị nhà ở chưa hoàn thiện.

Theo ông, Evergrande sẽ ưu tiên thanh toán trước cho các nhà cung cấp và các trái chủ trong nước, sau đó mới đến các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu bằng USD.

Nhật Linh

Theo Reuters

hót hót tin tức
Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động

Trở về TPHCM sau chuyến công tác ở Anh, Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven trò chuyện trực tuyến với Dân trí từ khách sạn nơi ông đang thực hiện cách ly. Đến Việt Nam đầu thập kỷ 90 và thành lập Dragon Capital năm 1994, ông là một trong những nhà đầu tư nước ngoài thâm niên nhất trên thị trường Việt.

Mở đầu buổi phỏng vấn được thực hiện 100% bằng tiếng Việt, ông Dominic Scriven đặt câu hỏi cho PV với thắc mắc tương tự phần lớn người dân đang sinh sống tại TPHCM: "Sau 30/9 sẽ thế nào nhỉ?". Khi kết thúc cuộc trò chuyện, ông nói đùa: "Chúc chúng ta sớm được ra đường uống bia với bạn".

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 1

Nhiều lo lắng việc đứt gãy chuỗi cung ứng, đơn hàng chuyển sang quốc gia khác sau giai đoạn giãn cách, đóng cửa kéo dài. Theo ông, nguy cơ này sẽ hiện hữu trong thời gian ngắn hay cần lưu tâm về dài hạn?

- Nhiều nước khác cũng từng trải qua giai đoạn giãn cách xã hội, phong tỏa kéo dài vì bao gồm cả các nước là thị trường mua hàng hay nhà cung cấp cho Việt Nam. Các chuỗi cung ứng trên toàn cầu hầu như đều bị ảnh hưởng. Việc các đơn hàng bị chuyển đến những quốc gia khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, giao hàng, chất lượng và cả giá cả.

Một điều chúng ta thấy rõ trên toàn cầu là mức độ lạm phát đang tăng lên. Không chỉ các nước đang phong tỏa, giãn cách bị tác động mà ngay cả ở các nước đã trở lại trạng thái bình thường mới. Tôi mới từ Anh về, nhận thấy các siêu thị vẫn thiếu hàng dù nước Anh đã hết phong tỏa vài tháng nay. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra như khó nhập khẩu, thiếu hụt sau dịch. Vì vậy, Việt Nam cũng phải chuẩn bị vì khó tránh khỏi những ảnh hưởng như vậy.

Việt Nam cần chuẩn bị hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và đời sống người dân. Sau dịch bệnh, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thách thức từ cơ sở sản xuất, vật liệu, vốn, đặc biệt là con người. Chính phủ Việt Nam cần có sự chuẩn bị để giúp các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, có thể tiếp cận dễ dàng chính sách.

Cá nhân tôi cho rằng các chính sách tiền tệ tương đối tích cực nhưng chính sách tài khóa chưa thuyết phục. Chúng ta phải nhớ rằng Việt Nam không còn là nước nghèo. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gói hỗ trợ tài khóa so với GDP của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN.

Song song đó, chính các chủ doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị cho những thách thức. Một việc quan trọng không kém là sự chuẩn bị để hỗ trợ đời sống của người dân. Ở châu Âu, Mỹ sau khi mở cửa, một thách thức lớn là không tìm được lao động khi nhiều người trở về quê hương, đổi nghề. Vì vậy, cần có những bước đi giúp đời sống người dân tốt hơn để họ quay trở lại làm việc.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 2
Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 3

Nhiều người từng kỳ vọng vào việc Việt Nam là điểm đến mới của các nhà đầu tư FDI trong làn sóng dịch chuyển sản xuất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ông có cho rằng Việt Nam sẽ lỡ nhịp sau làn sóng dịch bệnh lần này?

- Tôi nghĩ vẫn còn cơ hội cho Việt Nam. Đại dịch ảnh hưởng rất lớn và có lẽ nó sẽ không hoàn toàn biến mất.

Nhưng những yếu tố trụ cột quan trọng của Việt Nam vẫn còn đó. Chính sách mở cửa, ổn định chính trị xã hội, khả năng cạnh tranh về giá cả, rồi nguồn tay nghề. Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành những chuỗi cung ứng trong nước. Phải cố gắng lạc quan trên những nền tảng đã có trước đây. Tất nhiên, Việt Nam phải sớm chuẩn bị phục hồi cho bình thường mới.

TPHCM và nhiều địa phương đang lên kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế. Dưới góc nhìn của ông, các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng những gì trong lộ trình mở cửa sắp tới?

- Trong giới đầu tư, chúng tôi mong đợi về chính sách đi lại chắc chắn giữa Việt Nam và nước ngoài. Dragon Capital có khách hàng ở nhiều nước đang rất muốn làm ăn, đầu tư vào Việt Nam nhưng chưa thực hiện được vì họ không thể bay sang đây để thẩm định tính pháp lý, tài chính, quản trị doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng gặp phải tình trạng này. Đây là một điểm nghẽn.

Một việc khác là làm sao để nền kinh tế trong nước bắt đầu lại. Đây rõ ràng là sự mong đợi lớn của gần 100 triệu người dân. Chúng ta cần chuẩn bị để phục hồi đời sống của doanh nghiệp, người dân.

Doanh nghiệp là một chủ thể rất năng động ở Việt Nam, từ các tập đoàn lớn, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn đến cả các hộ cá thể. Để trở lại, họ cần có tiền, có thể vay vốn, có đơn hàng, có đầu vào, đầu ra. Chủ thể thứ hai là người dân. Họ vừa là lực lượng lao động cũng chính là người tiêu dùng.

Hỗ trợ tiền, tài chính với doanh nghiệp, người dân rất quan trọng. Nhưng hỗ trợ về thủ tục hành chính cũng quan trọng không kém. Đó là những điều kiện cần thiết về cả phần cứng và phần mềm để doanh nghiệp, người dân quay trở lại bình thường mới.

Rõ ràng những doanh nghiệp lớn có khả năng hồi phục tốt hơn còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt khó khăn. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nếu có quá nhiều điều kiện sẽ khiến nhiều chủ thể xứng đáng được thụ hưởng khó tiếp cận được.

Một ví dụ là nếu hỗ trợ các doanh nghiệp có doanh số dưới 200 tỷ đồng/năm thì có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô như vậy. Nhưng để xuất trình một báo cáo tài chính có kiểm toán xác nhận, không phải ai cũng làm được. Nếu không hình dung trước những khó khăn, khi thực hiện sẽ không tháo gỡ được.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 4

Ông đã sống ở Việt Nam 3 thập kỷ, trong đó có 27 năm điều hành Dragon Capital. Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài kỳ cựu, ông đánh giá thế nào về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lần này với Việt Nam so với những cuộc khủng hoảng trong quá khứ?

- Việt Nam đã đối diện nhiều thách thức lớn trong 30 năm tôi ở đây, chưa kể những thách thức trước khi tôi chuyển đến. Dịch bệnh cũng từng xảy ra trước đây như bệnh SARS. Khủng hoảng về y tế, khủng hoảng tài chính hay do tình hình quốc tế đều từng xảy ra.

Nhưng có một điều ai cũng biết, ở Việt Nam, sức chịu khó của người dân rất cao. Tôi rất ấn tượng về khả năng phản ứng nhanh, sự chịu khó, nỗ lực của Việt Nam. Mọi người có nhiều hy vọng và lạc quan. Kết hợp những yếu tố đó, Việt Nam sẽ quay trở lại thời bình thường mới. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, đại dịch này có thể chưa phải là khó khăn cuối cùng Việt Nam gặp phải.

Còn ở góc độ doanh nghiệp, ai cũng sẽ phải rút ra bài học về quản trị rủi ro. Trong đời kinh doanh, ai cũng muốn tìm kiếm cơ hội, lợi nhuận. Ai cũng tham vọng, nỗ lực để phát triển doanh nghiệp của mình nhưng không thể thiếu sự chuẩn bị để đối phó các rủi ro không lường trước được. Vì vậy, sự chuẩn bị tích cực, chủ động các doanh nghiệp có thể làm ngay khi bắt đầu hoạt động lại là xây dựng quy trình nhất định để bắt đầu theo dõi những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 5
Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 6

Sau nhiều năm đầu tư tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về sức chống chịu của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trước những biến cố như đại dịch lần này?

- Trong nhiều doanh nghiệp tôi tham gia, có nơi vẫn hoạt động, có những nơi buộc phải đóng cửa do nhiều yếu tố, nhưng vì nguyên nhân khách quan là chính, không phải do chủ quan. Năm ngoái, Việt Nam đã làm rất tốt nhưng có thể chính kết quả tốt ấy đã khiến chúng ta năm nay chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần để đối phó với làn sóng dịch bệnh mới.

Tuy nhiên, theo một thống kê mới đây của Dragon Capital, từ khi thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2000, tính đến nay là 21 năm, nếu đầu tư vào chỉ số VN-Index, hiệu quả đầu tư cao hơn đầu tư vàng, hơn đầu tư tại Mỹ, Trung Quốc, cao hơn chỉ số chứng khoán của các nước đang phát triển, cao hơn cả các thị trường cận biên, cao hơn chỉ số chung của thế giới. Đây cũng là một sự so sánh về sức lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 7

Vậy theo ông, dòng vốn đầu tư của khối ngoại trên thị trường tài chính Việt Nam có bị ảnh hưởng sau đợt dịch bệnh lần này?

- Tôi mới từ nước ngoài trở về, gặp gỡ nhiều nhà đầu tư. Nhìn chung, họ không đặt câu hỏi xung quanh việc Việt Nam đang bị dịch bệnh vì hầu như nước nào cũng đã trải qua đại dịch, chỉ là nặng hay nhẹ. Nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào lối thoát, việc chuẩn bị, khả năng thiết lập, triển khai các chương trình, chính sách để bắt đầu lại nền kinh tế.

Sự đánh giá của các nhà đầu tư với Việt Nam vẫn tương đối tích cực so với một số vùng khác. Vì vậy, Việt Nam phải hành động.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 8
Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 9

Nhưng thực tế, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xu hướng chung của nhà đầu tư nước ngoài vẫn là bán nhiều hơn mua. Tại sao lại có hiện tượng này?

- Hai năm gần đây, đúng là có tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài rút ra nhiều hơn đầu tư vào trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tất nhiên, có người đi, cũng có người đến. Với Dragon Capital, người đến vẫn nhiều hơn đi.

Xu hướng rút bớt vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam của khối ngoại có 2 nguyên nhân chính. Đầu tiên, thị trường Việt Nam là một thành phần của chỉ số các thị trường cận biên của thế giới. Chỉ số đó quá nhỏ, không thu hút được nhà đầu tư. Thị trường Việt Nam nằm trong chỉ số đó nên khi khối ngoại thanh lý chiến lược đầu tư, dù muốn hay không, họ cũng phải rút bớt vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những năm gần đây, nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng thị trường Việt Nam từ cận biên sẽ thăng hạng lên mới nổi. Một số người đầu tư trước để đón đầu. Tuy nhiên, do tình hình nên thị trường Việt Nam chưa lên được thị trường mới nổi. Vì vậy, những nhà đầu tư đã chuẩn bị trước rút vốn về. Thêm vào đó, còn một yếu tố tác động là khi gặp một biến cố, tâm lý của nhà đầu tư là rút tiền về nhà trước. Đây là những nguyên nhân có tính kỹ thuật, liên quan vấn đề chung là quy trình chỉ số hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 10

Vậy chiến lược đầu tư chính của Dragon Capital trong giai đoạn dịch bệnh hai năm qua như thế nào? Quỹ của ông cũng phòng thủ hay nhìn thấy cơ hội nhiều hơn?

- Trong chứng khoán, phải có nhiều tầm nhìn khác nhau mới gọi là thị trường. Tầm nhìn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, lướt sóng đều phải có trên thị trường. Tôi không thể tiết lộ chi tiết chiến lược đầu tư của Dragon Capital vì đồng nghiệp sẽ giết tôi mất (cười lớn). Chúng tôi nhìn về trung hạn, nghĩa là qua giai đoạn Covid-19, chúng tôi luôn chuẩn bị quản trị rủi ro để khi đối diện không bị ngã thuyền.

Trước khi có Covid-19, không ai nghĩ tới dịch bệnh nhưng đã phải luôn chuẩn bị về rủi ro trong đầu tư. Ai cũng phải chuẩn bị thanh khoản, không nên vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, không bỏ hết quả trứng vào một giỏ.

Chúng tôi lúc nào cũng chú trọng mức độ chuyên nghiệp trong quản trị điều hành với các khoản đầu tư. Dragon cũng luôn chuẩn bị sẵn sàng thanh khoản, đa dạng hóa, quản trị rủi ro, tất nhiên phải có khả năng phản ứng nhanh nữa. Việc này mỗi nơi, mỗi quỹ đầu tư sẽ khác.

Trong giai đoạn này, chúng tôi đang chú trọng vào trung hạn, nắm lấy cơ hội để đi cùng các công ty đang đầu tư một cách lâu dài. Ví dụ một công ty Dragon Capital đang tham gia nếu có nhu cầu về nguồn lực nhưng đối tác ở nước ngoài lại không thể sang Việt Nam, họ sẽ phải vẽ lại phương án, tìm kiếm nguồn lực ngay tại Việt Nam thì chúng tôi có thể giúp họ.

Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 11
Chủ tịch Dragon Capital: Cơ hội vẫn còn, Việt Nam phải sớm hành động - 12

Hiện tại, Dragon Capital đang nghĩ nhiều đến khả năng phục hồi như thế nào sau dịch, phân tích các ngành sẽ hồi phục trước, các ngành có thể còn khó khăn. Chúng tôi cũng chú trọng những yếu tố đang được nhà đầu tư tài chính trên toàn cầu quan tâm. Đặc biệt là vấn đề ESG (môi trường, xã hội và quản trị).

Trong đó, môi trường là vấn đề càng ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài nhấn mạnh. Càng ngày, chúng ta càng nói nhiều hơn về biến đổi khí hậu. Việc này đòi hỏi các quỹ phải phân tích danh mục đầu tư của mình ảnh hưởng tới và bị ảnh hưởng thế nào bởi biến đổi khí hậu, môi trường. Trong báo cáo năm 2020, Dragon Capital lần đầu tiên phân tích danh mục đầu tư của mình trên 2 tiêu chí trên. Trải qua dịch bệnh, các nhà đầu tư toàn cầu lại càng chú trọng nhiều hơn đến những yếu tố có thể lâu nay đã phớt lờ như môi trường, đa dạng sinh học.

Chúng ta chưa biết đại dịch Covid-19 xuất phát từ đâu. Nhưng không thể phớt lờ quan điểm coi đây như là một lời cảnh báo của thiên nhiên với con người. Ngoài đại dịch, chúng ta còn nhìn thấy những vụ cháy rừng lớn trên toàn cầu ở cả châu Âu, Mỹ, Australia, rừng Amazon. Không ai có thể phủ nhận vấn đề biến đổi khí hậu. Không chỉ Việt Nam, cả thế giới đang phải ngày càng chú ý hơn đến môi trường, thiên nhiên khi đầu tư.

Trong suốt hai năm dịch bệnh, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh với thanh khoản đột biến, đặc biệt từ nhà đầu tư cá nhân mới. Theo ông, đây là sự trưởng thành bền vững của thị trường hay dòng vốn sẽ rút khỏi chứng khoán khi dịch qua đi?

- Ở Việt Nam và nhiều nước, trong giai đoạn dịch bệnh, chính sách tiền tệ được nới lỏng, ở nhà giãn cách, có sẵn công nghệ, smartphone, định danh điện tử (eKYC) đều là những yếu tố rất thuận tiện để chứng khoán thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều người cũng phân vân liệu xu hướng này chỉ do yếu tố dịch bệnh nhất thời hay đã kéo được một thành phần mới tham gia vào thị trường chứng khoán mãi mãi.

Nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm, lâu năm, lớn tuổi thường cho rằng nhóm mới này chưa biết gì, mạo hiểm, rủi ro. Nhưng theo tôi, không hẳn là như vậy. Tại sao lại không coi đó là sự tham gia chứng khoán trung, dài hạn nhờ vào dịch bệnh, chính sách tiền tệ, công nghệ mới, thân thiện.

Mặt khác, cũng phải thừa nhận sự trưởng thành của hệ thống tài chính, thị trường vốn, chứng khoán Việt Nam so với 2-3 năm trước.

Nguồn tiền người dân gửi vào ngân hàng tăng lên, năm nào cũng hơn năm trước. Việc đó ảnh hưởng đến sự cân bằng trong mối quan hệ tiền gửi - tiền vay. Chúng ta thấy lãi suất tiền gửi đã hạ liên tục, không chỉ từ khi có dịch bệnh mà đã bắt đầu trước đó. Trước đây, lãi suất tiền gửi có lúc lên tới 9-10%/năm nhưng bây giờ chỉ còn 3-4%/năm.

Người dân có tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi cao hơn nhiều so với nhu cầu trước mắt nên bắt đầu phát sinh nhu cầu đầu tư vào một nơi khác với lợi tức cao hơn. Có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng này trong lịch sử các thị trường đi trước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Tỷ lệ phần trăm trên dân số bắt đầu tham gia chứng khoán, thị trường vốn sẽ ngày càng tăng lên.

Sự trưởng thành của thị trường chứng khoán bắt đầu từ giai đoạn dịch bệnh. Khi dịch qua đi, chưa thể biết liệu xu hướng có kéo dài hay không nhưng theo tôi nó vẫn tiếp tục. Lời khuyên của tôi là dù nhà đầu tư mới hay bất kỳ ai đầu tư cũng phải suy nghĩ về quản trị rủi ro.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Bài viết: Việt Đức

Ảnh: Gia Định

Thiết kế: An Nhi

hót hót tin tức
Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19
Dân trí

Trước khi nhập viện vì mắc Covid-19, ca sĩ Phi Nhung quyết định bỏ vé về Mỹ để ở lại Việt Nam tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình.

Hành trình từ thiện của Phi Nhung sau khi bỏ vé về Mỹ để ở lại Việt Nam làm từ thiện

Trong suốt những ngày qua, đồng nghiệp và khán giả vô cùng quan tâm đến tình hình sức khỏe của Phi Nhung sau thời gian dài nhập viện điều trị Covid-19.

Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19 - 1

Rất nhiều thông tin lan truyền trong cộng đồng mạng cho biết, sức khỏe của nữ ca sĩ đã chuyển biến nặng. Cùng với đó, đồng nghiệp và khán giả trong nước lẫn hải ngoại đều liên tục đăng thông tin kêu gọi cầu nguyện cho giọng ca Bông điên điển sớm vượt qua "cửa tử".

Ngày 26/9, ê-kíp Phi Nhung đã đưa ra thông tin chính thức về tình hình sức khỏe của nữ ca sĩ, đồng thời chia sẻ về hành trình thiện nguyện của chị trước khi nhập viện điều trị Covid-19.

Đại diện truyền thông Phi Nhung cho hay, cả ê-kíp không chuẩn bị tâm lý chị sẽ vậy. "40 ngày có những lúc lạc quan, cũng có cả những lúc bi quan, nhưng chúng tôi khẳng định, chị Nhung đã rất kiên cường chiến đấu".

Nữ ca sĩ nhập viện Gia An 115 để điều trị từ hôm 15/8. Bệnh tình của chị chuyển nặng bất ngờ nên đã được đưa sang bệnh viện Chợ Rẫy ngày 26/8. Đến hôm nay đã tròn một tháng Phi Nhung nhập viện cấp cứu.

Trước khi nhập viện để điều trị Covid-19 vào tháng 7, Phi Nhung đã mua vé máy bay về Mỹ để đoàn tụ với con gái, nhưng nữ ca sĩ đã quyết định bỏ vé và chọn ở lại Sài Gòn.

Khi đó, chị chia sẻ về quyết định của mình: "Sài Gòn đang tổn thương như thế này, nhiều người còn khổ vì dịch mình ở lại có khi lại có ích. Khi mọi thứ ổn hơn, mình đi đâu cũng không áy náy".

Tiếp tục hành trình thiện nguyện, Phi Nhung đã đóng góp cho quỹ vắc xin, kêu gọi mua máy thở, gửi gạo cho người nghèo, tham gia nấu ăn cho bếp ăn tình thương để mang đến bữa ăn cho người vô gia cư.

Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19 - 2

Trên trang cá nhân, Phi Nhung liên tục đăng tải hình ảnh hỗ trợ người dân mùa dịch thông qua những hành động thiết thực, dù không nhiều vì chị luôn bận rộn từ sáng đến tối.

Nói về hành trình thiện nguyện của mình giữa thị phi thời điểm đó, Phi Nhung bày tỏ: "Hạnh phúc nhất là được làm từ thiện. Nên cho dù ai nói đánh bóng tên tuổi hay nói gì tôi cũng không quan tâm. Sống ngay thẳng tôi không có gì phải sợ".

Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19 - 3

"Nếu có cơ hội và có thật nhiều tiền, tôi vẫn làm tiếp tục. Cho dù không có tiền, làm từ thiện bằng sức lao động, nấu ăn với anh em nghệ sĩ cũng thấy hạnh phúc. Từ nhỏ đến giờ tôi vẫn luôn muốn làm những gì mình thích".

Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19 - 4

Hình ảnh Phi Nhung đi từ thiện hỗ trợ bà con bị bão lũ miền Trung cách đây 20 năm được khán giả chia sẻ trong những ngày qua.

Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19 - 5

Phi Nhung trong những ngày tham gia từ thiện tại TPHCM trước khi bị mắc Covid-19.

Khi giữa thời điểm dịch căng thẳng, Phi Nhung xét nghiệm Covid-19 hàng tuần. Nhưng khi bị dương tính với SARS-CoV-2, chị cũng không rõ nguồn lây.

Khi mới bị nhiễm, người thân đã trách Phi Nhung tại không sớm chích ngừa. Thời điểm đó, Phi Nhung vẫn lạc quan khẳng định mình sẽ mạnh mẽ vượt qua.

Nghệ sĩ Việt Hương được con gái Phi Nhung - Wendy, đang ở Mỹ ủy quyền, đại diện gia đình để lo lắng cho nữ ca sĩ tại Việt Nam. Khi được hỏi về thông tin tình hình sức khỏe của Phi Nhung, Việt Hương cho biết, chị không thể chia sẻ gì lúc này.

Phi Nhung bỏ vé về Mỹ trước khi nhập viện điều trị Covid-19 - 6

"Vì bây giờ y bác sĩ tập trung chữa trị, mình nói gì cũng không hay. Chỉ xin mọi người cùng cầu nguyện cho Phi Nhung. Khi nào có thể chia sẻ, tôi sẵn sàng đưa ra thông tin cho mọi người", Việt Hương cho biết thêm.



Băng Châu

Ảnh: NSCC

hót hót tin tức Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021